Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm tưởng về 2 khái niệm GIẢM CÂN và GIẢM MỠ là như nhau. Nhưng trên thực tế, giảm mỡ khác giảm cân nên đừng nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này nhé!
Share on facebook
Share on whatsapp
Share on twitter
Share on google
Share on skype
Share on telegram
Share on email
Nhiều người muốn giảm cân nhanh, lấy lại vóc dáng hoàn hảo với vòng eo con kiến. Do đó, nhu cầu tìm kiếm về các phương pháp giảm cân cấp tốc ngày càng tăng, nhất là với chị em phụ nữ. Sự hiểu lầm giữa việc giảm cân và giảm mỡ dẫn đến nhiều người bỏ ra thời gian truy lùng các phương pháp giảm cân cấp tốc. Thế nhưng, việc hiểu lầm này dẫn đến việc “muối bỏ biển”, có thể kết quả đến rất nhanh, nhưng sau đó cân nặng cũng quay về theo vù vù, chưa kể đến việc sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cân nặng của mỗi người ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kích cỡ bộ xương, tỷ lệ cơ bắp và mỡ, hàm lượng nước, chất thải trong đường ruột… Và mỗi người đều có số cân nặng phù hợp với từng thể trạng, còn về vóc dáng có cân đối hay không thì phụ thuộc vào lượng mỡ và lượng cơ trên từng vùng của cơ thể.
Vẫn còn khá nhiều người suy nghĩ rằng, chỉ cần giảm cân thì mỡ cũng sẽ “mất” theo và nhất là vùng bụng khi giảm được cân thì “eo sẽ nhỏ và thon gọn”. GIẢM MỠ & GIẢM CÂN LÀ HAI KHÁI NIỆM HOÀN TOÀN KHÁC NHAU. Bạn nên phân biệt rõ ràng để tránh nhầm tưởng và chọn ra cho mình một phương pháp phù hợp với thể trạng và vóc dáng của cơ thể.
Phân biệt giảm mỡ và giảm cân
GIẢM MỠ
♦ Giảm hoàn toàn lượng chất béo của cơ thể
♦ Cần thời gian dài hơn, vì tác động thay đổi theo cơ chế tăng cơ, giảm mỡ, tăng chuyển hóa năng lượng
♦ Ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý
♦ Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm được các mối gây nguy hại về bệnh tật cho sức khỏe
♦ Khó xác định, phải sử dụng thang đo lượng mỡ cơ thể
♦ Cơ thể thon gọn và săn chắc
♦ Ít bị tăng cân lại
GIẢM CÂN
♦ Giảm số cân nặng của cơ thể, bao gồm trọng lượng cơ bắp, nước và mỡ. Không thể biết có giảm được chất béo hay không
♦ Thường nhanh hơn, theo cơ chế mất nước và mất cơ để từ đó giảm trọng lượng thông qua việc tăng đào thải, giảm hấp thu và lượng ăn
♦ Nhịn ăn, uống thuốc giảm cân, tập luyện quá sức…
♦ Có thể gây mệt mỏi, xanh xao, mất sức do mất nước, cơ thể suy nhược…
♦ Dễ xác định, bước lên bàn cân là biết ngay
♦ Cơ thể mềm nhão, không săn chắc
♦ Dễ tăng cân lại
GIẢM MỠ là chắc chắn giảm được chất béo và mỡ thừa trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và còn giảm được các mối gây nguy hại cho sức khỏe. Tuy lượng mỡ của cơ thể giảm nhưng nhiều khi cân nặng lại không giảm là do khốI lượng cơ được tăng lên nhờ vào ăn uống và tập luyện, nhưng cơ thể sẽ cân đối, thon gọn và săn chắc hơn.
GIẢM CÂN thì chưa chắc giảm mỡ mà rất có thể đó là sự suy giảm nước và cơ bắp trong cơ thể. Trong một ngày cân nặng cũng sẽ có sự thay đổi ở các thời điểm khác nhau, ví dụ lúc sáng sớm mới ngủ dậy thường nhẹ cân hơn so với sau khi ăn no. Điều này chứng tỏ, khi bạn giảm cân thì có thể nhìn thấy số cân nặng hiện tại đã giảm nhưng chưa chắc đã giảm được mỡ thừa, mà rất có thể đó là sự suy giảm nước và cơ bắp trong cơ thể.
Nếu với cùng một chiều cao và cân nặng nhưng cơ thể có lượng mỡ ít thì thân hình sẽ thon gọn và cân đối. Ngược lại, cơ thể có lượng mỡ nhiều thì thân hình xồ xề, không săn chắc và thấy “mập”.
Ví dụ: một người nặng 60kg
Cơ thể có 8kg mỡ = 13% mỡ (không mỡ thừa) => cơ thể cân đối
Cơ thể có 12kg mỡ = 20% mỡ (lượng mỡ thừa ít) => cơ thể thon gọn
Cơ thể có 24kg mỡ = 40% mỡ (mỡ thừa quá nhiều) => cơ thể xồ xề (có thể nói là mập béo)