Mỡ thừa trong khoang bụng chính là mỡ nội tạng rất dễ gây ra nhiều bệnh lý và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Share on facebook
Share on whatsapp
Share on twitter
Share on google
Share on skype
Share on telegram
Share on email
Tất cả chất béo trong cơ thể không được tạo ra như nhau và cũng không phân bố đều nhau, trong đó cũng có một số chất béo là tốt cho sức khỏe. Mỡ trong cơ thể đóng vai trò khá quan trọng để thiết kế đệm và hỗ trợ các cơ quan xây dựng tế bào cũng như dự trữ năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi lượng mỡ thừa quá nhiều và đặc biệt là ở vùng bụng sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nếu bạn có một ít mỡ thừa ở bụng, đó không nhất thiết là mỡ nội tạng. Mỡ bụng cũng có thể là mỡ dưới da, được lưu trữ ngay dưới da. Mỡ dưới da, loại mỡ cũng có ở tay và chân, có thể sờ và dễ nhìn thấy. Hầu hết khi nhắc đến việc giảm cân sẽ tập trung chủ yếu vào việc giảm lượng mỡ dưới da. Tuy nhiên, có một loại chất béo tiềm ẩn có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đó chính là MỠ NỘI TẠNG.
Mỡ nội tạng là gì?
Mỡ nội tạng là một loại mỡ trong cơ thể được dự trữ trong khoang bụng, có vị trí gần một số cơ quan quan trọng bao gồm gan, dạ dày, ruột và cũng có thể tích tụ trong long động mạch. Mỡ nội tạng đôi khi được gọi là “chất béo hoạt động” vì nó có thể chủ động làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Điều quan trọng là bạn cần xác định được sự khác biệt giữa mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Ví dụ như ở vùng bụng, vòng bụng có thể phát triển nhờ vào hai loại mỡ. Đầu tiên là loại mỡ được lưu trữ ngay dưới da, tương tự như ở cánh tay và chân, có thể dễ dàng nhìn thấy. Tiếp theo là mỡ nội tạng nằm trong khoang bụng, và không dễ dàng nhìn thấy.
Nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng
Nguyên nhân gây mỡ nội tạng đến từ chế độ ăn uống nhiều calo nhưng ít vận động. Một số người có xu hướng tích trữ mỡ xung quanh bụng hơn ở hông là do gen của họ.
-
Ở phụ nữ, theo thời gian thì nơi lưu trữ chất béo trong cơ thể thường thay đổi. Đặc biệt là sau khi mãn kinh, khối lượng cơ của phụ nữ ít đi và lượng mỡ tăng lên. Khi phụ nữ già đi, họ có nhiều khả năng phát triển nhiều chất béo nội tạng ở bụng hơn, ngay cả khi họ không tăng cân.
-
Ở nam giới, tuổi tác và di truyền cũng đóng một vai trò trong việc phát triển mỡ nội tạng. Uống rượu cũng có thể dẫn đến nhiều mỡ bụng hơn ở nam giới.
Mặt khác, tình trạng viêm trong cơ thể và căng thẳng mãn tính cũng góp phần tạo ra mỡ “tiềm ẩn”. Chế độ ăn uống không lành mạnh làm tăng nguy cơ bệnh béo phì, căng thẳng mãn tính sẽ làm tăng tốc độ mắc bệnh bằng cách kích hoạt chất dẫn truyền thần kinh NPY và hormone cortisol. Điều này sẽ làm kích hoạt việc dự trữ nhiều chất béo nội tạng hơn.
Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng có độ nguy hiểm, khó xác định và không dễ dàng bị loại bỏ dù có áp dụng biện pháp y học. Trong đó, nam giới có xu hướng tích tụ mỡ nội tạng nhiều hơn nữ giới.
Cách đánh giá và đo lường mỡ nội tạng
Cách chính xác nhất để xác định xem bạn có đang bị mỡ nội tạng hay không là xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, vì việc tiến hành các lần xét nghiệm quét hình ảnh này vừa tốn kém vừa mất thời gian, bác sĩ thường có xu hướng chẩn đoán mỡ nội tạng bằng cách đặt câu hỏi cho người bệnh về chế độ ăn uống và lối sống của họ. Bác sĩ có thể cũng sẽ đo lượng mỡ cơ thể tổng thể rồi từ đó tính ra tỷ lệ phần trăm mỡ nội tạng.
Một cách dễ dàng để biết liệu bạn có gặp rủi ro hay không là đo kích thước vòng eo, mỡ nội tạng được tính dựa trên 10% tổng lượng mỡ cơ thể của một người. Theo Harvard Women’s Health Watch và Harvard T.H. Chan School of Public Health, với phụ nữ có vòng eo từ 80cm trở lên, nam giới với vòng eo từ 90cm trở lên thì bạn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do mỡ nội tạng.
Nếu sử dụng máy quét MRI hoặc máy phân tích mỡ cơ thể để đo lượng mỡ nội tạng, kết quả sẽ được đo trên thang điểm từ 1 đến 59. Bạn nên duy trì mức mỡ nội tạng dưới 13 trên thang điểm này. Nếu trên 13, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm số điểm xuống mức lành mạnh hơn.
BMI cũng là một phương pháp đánh giá lượng mỡ phổ biến. Tuy nhiên, chỉ riêng BMI và cân nặng không thể cho thấy bạn có chất béo nội tạng, và đây cũng không phải là thước đo chính xác cho sức khỏe tổng thể. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết bạn chỉ nên sử dụng BMI như một đánh giá sơ bộ, vì mỗi người có một tỷ lệ mỡ khác nhau.
Biến chứng của mỡ nội tạng
Không ít người nghĩ rằng, mỡ nội tạng chỉ đơn thuần là mỡ thừa trong cơ thể. Nhưng trên thực tế, mỡ nội tạng khá nguy hiểm, là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tăng đề kháng insulin: Ngay cả khi bạn chưa từng bị tiểu đường hay tiền tiểu đường, bạn vẫn có thể bị tăng đề kháng insulin. Nguyên do là chất béo này tiết ra loại protein liên kết với retinol làm tăng khả năng đề kháng insulin.
Ức chế hormone chất béo: Ngoài việc gây rối loạn với insulin, khi quá nhiều chất béo nội tạng cũng ức chế hormone adiponectin, hay còn gọi là “hormone chất béo”. Adiponectin hoạt động như một chất điều chỉnh chất béo, khi lượng hormone này quá ít có thể khiến cơ thể dư thừa chất béo hơn mức cần thiết. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp tăng cao, tăng cholesterol LDL và VLDL (cholesterol xấu), giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt), và tăng triglyceride máu (chất béo tự do trong máu).
Tăng phản ứng viêm: Mỡ nội tạng lớn làm tăng phản ứng viêm, đặc biệt đối với gan. Điều này xảy ra khi các tế bào mỡ giải phóng các cytokine gây viêm và khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Chất béo nội tạng cũng gây khó khăn cho cơ thể trong việc đào thải độc tố.
Quan trọng nhất, mang mỡ nội tạng dư thừa làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý nghiêm trọng kéo dài và có thể bắt đầu gây ra các vấn đề sức khỏe ngay lập tức như:
Các bênh lý về tim mạch
Tiểu đường type 2
Đột quỵ
Ung thư vú
Ung thư đại trực tràng
Bệnh Alzheimer